Với
loại vật liệu xây dựng mới như bột thạch cao và tấm
thạch cao trên thị
trường, chắc chắn người tiêu dùng vẫn còn khá mơ hồ về chất lượng thật sự cũng
như các chất cấu thành những sản phẩm này. Hãy cùng tìm hiểu một vài thông tin
khoa học cũng như những tính năng giúp các sản phẩm này có vị trí đặc biệt
trong ngành xây dựng như hiện nay.
Dù xuất hiện khá nhiều trong cuộc sống, thực tế chúng ta vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ về những sản phẩm tấm thạch cao của mình
1. Cấu tạo cơ bản
Thạch
cao là một loại chất khoáng rất phổ thông mang tên hóa học là calcium sulfat
(CaSO4.2H2O), được tìm thấy trong đá vôi và hầu hết có mặt
tại khắp nơi trên Trái Đất. Đầu tiên, thach cao tự nhiên được khai thác từ mỏ
dưới dạng các tảng đá tựa như đá vôi. Đá thạch cao từ đây được đem nung trong
lò tương tự với quá trình nung vôi nhưng ở đây cấu trúc canxisulfat không bị
phân huỷ mà chỉ có phản ứng loại bỏ nước kết tinh
CaSO4.2H2O CaSO4 . 1/2H2O + 3/2 H2O
Từ
đây, bột thạch cao
dạng mịn sẽ được thu thập sau khi nghiền nát phần thạch cao ra lò. Tấm thạch cao cũng được
làm từ phương pháp pha thạch cao bột thành một dung dịch dạng sữa và đổ vào
khuôn. Những tấm này sau đó được đổ theo các hình dạng, kích thước và hoa văn
khác nhau và được trộn với một số chất phụ gia khác để tạo ra các tính năng phù
hợp với mục đích sử dụng.
2. Tác dụng trong xây dựng
Bột thạch cao trước khi được xử lý và đưa vào các sản phẩm xây dựng
Thạch
cao được sử dụng khá rộng rãi trong mọi lĩnh vực, nhưng nổi bật và thực tế nhất
vẫn nằm ở mảng thi công, xây dựng nhờ vào những tính năng như chống ẩm, tiêu
âm, ngăn lửa và chịu va đập mạnh…mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian
trong nhà. Ngoài ra, chất liệu thạch cao còn được xem là một loại vật liệu truyền
thống, thân thiện với sức khoẻ con người và đã được nghiên cứu, chứng nhận trên
toàn thế giới.
3. Phương thức sản xuất
Công
nghệ sản xuất các sản phẩm thạch cao cũng khá phức tạp. Ví dụ điển hình với loại
thạch cao nhẹ (có cấu trúc tổ ong) với khả năng giảm khối lượng vốn đã thấp của
thạch cao để công trình giảm bớt tải trọng lên bộ móng. Hệ thống lỗ hổng này được
hình thành theo hai phương pháp: hoá học và cơ học.
Với
phương pháp hoá học, các chuyên gia sẽ dùng chất tạo khí trộn cùng hỗn hợp thạch
cao có sẵn với một lượng nhất định để thu được sản phẩm thạch cao khí. Còn với
phương pháp cơ học, nhà sản xuất cũng sẽ dùng chất tạo bọt trộn cùng bột thạch cao và cho vào
nước, bổ sung thêm phụ gia cuốn khí để tạo rỗng cho loại thạch cao này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét