Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

6 Bước cơ bản để thi công trần nhà cho căn hộ cao cấp



Hiện nay,trong xây dựng nhà cửa, rất nhiều công trình được sử dụng trần thạch cao làm cho ngôi nhà nói riêng và công trình nói chung có tính thẩm mĩ hơn, sang trọng đồng thời thạch cao cũng có tính năng chống ẩm,chống cháy.... Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn những lợi ích và quá trình thi công trần thạch cao cho biệt thự.

Tác dụng tuyệt vời của thạch cao


Để thi công một công trình hoàn thiện và đạt hiệu quả, chất lượng cao thì ngoài những nhân tố về thợ hay hiểu rõ về hạng mục công trình bạn cần phải thực hiện đúng quy trình kĩ thuật mà nhà sản xuất đưa ra. . Sử dụng khung trần nổi cho trần thạch cao có thẻ mang đến cho công trình của bạn có tác dụng che tốt, cách nhiệt và quan trọng là mang đến tính thẩm mĩ cho ngôi nhà hay công trình của bạn.

Sử dụng trần thạch cao cho công trình của bạn không những có thể cách âm tốt, chống cháy cao, rất nhẹ và không mất nhiều thời gian để thi công công trình. 

Sau khi hoàn thiện công trình có tính thẩm mĩ cao, mang đến vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh lịch cho công trình của bạn và đồng thời đảm bảo có độ bền cao cũng như đảm bảo tiêu chuẩn.  Chính nhờ những tính năng ưu việt này mà ngày nay trần thạch cao đang dần thế chỗ cho trần và vách tường gạch truyền thống.

Có rất nhiều sản phẩm mà bạn có thể lựa chọn cho ngôi nhà của mình. Đối với các công trình ở các hạng mục thi công khác nhau chúng tôi cũng có những sản phẩm phù hợp: trần thạch cao cho biệt thự, khách sạn, văn phòng, phòng ngủ, phòng khách, do vậy tùy vào mục đích sử dụng mà khách hàng có thể chọn cho mình một sản phẩm ưu việt nhất phù hợp với mục đích sử dụng.Sau khi lắp đặt mái và các vật liệu, dụng cụ cần thiết cho quá trình thi công bạn có thể tiến hành theo các bước sau.

Các bước cơ bản để làm trần thạch cao cho biệt thự

Bước 1: Đầu tiên bạn cần phải xác định rõ ràng các vị trí cần lắp đặt ở cả trên trần và dưới nhà rồi đo và đánh dấu lại cẩn thận. Bạn có thể dùng ống nước hoặc tia lade để đánh dấu mặt phẳng và căn chỉnh sao cho hợp lí và chính xác.
Bước 2: Sau khi đã xác định được vị trí bạn có thể định vị khung cho chắc chắn hơn trong quá trình lắp đặt bằng búa hoặc khoan. Hãy dùng chúng để cố định thành viền tường bằng đinh bê tông hoặc ticke sắt, ticke nhựa tùy vào loại tường của công trình.
Bước 3: sau khi xem xét và đảm bảo đã chính xác các khoảng cách giữa các điểm treo, căn chỉnh sao cho hệ thống khung xương không quá 1200mm.

Bước 4: Bạn phải định liệu và bố trí cho các thanh chính và các điểm treo trên mái có một khoảng cách theo tiêu chuẩn đã được quy định, Tiếp đến bạn cần đo và ghi lại chính xác độ phẳng của khung để biết được mức độ cũng như khối lượng công việc của các bước sau.
Bước 5: Sau khi có số đo chính xác thì việc tiếp theo là cần phải kết nối các thanh phụ với thanh chính theo khoảng cách, tiêu chuẩn đã được xác định trước.
Bước 6: cuối cùng bạn có thể thả tấm lên các ô được tạo ra từ việc ghép nối giữa thanh chính và thanh phụ. Sau đó chỉ cần xem xét kĩ lại, chỉnh sửa những chỗ còn sai sót và hoàn thiện công trình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét