Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Các loại thạch cao ốp nhà thông dụng

Thạch cao là vật liệu có khả năng chống cháy và cách nhiệt rất tốt, mang tính ứng dụng cao. Nó có thể được dùng để làm trần, tạo hiệu quả thẩm mỹ đặc sắc.Đặc biệt,so về mặt trọng lượng và giá cả.Tường thạch cao có giá cả và trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với tường gạch

Thị trường hiện nay có hai loại thạch cao ốp trần nhà thông dụng:
- Trần thạch cao khung xương chìm (thường dùng cho nhà ở gia đình)
- Trần thạch cao khung xương nổi ( thường dùng cho văn phòng)

Đối với trần thạch cao xương chìm

Trần chìm là một bộ phận của công trình, góp phần bao che, cách âm, cách nhiệt và để xử lý những khiếm khuyết trong xây dựng trang trí nội thất. Hệ thống khung trần chìm sẽ được bao phủ bằng tấm thạch cao bên ngoài sau khi công trình hoàn thiện.

Ưu điểm của trần chìm là đẹp, phẳng, có thể tạo nhiều hoa văn. Dùng xi măng tạo đường chỉ trang trí giúp trần đẹp và bền nhưng giá thành khá cao.

Trần chìm dễ kết hợp với đèn trang trí, cắt, ghép, uốn cong... nên có thể thiết kế nhiều hình dạng và không gian khác nhau.

Khuyết điểm của trần chìm là nó không thể sửa từng tấm nếu trần hỏng hoặc ố màu. Khi cần sửa nhà, bạn phải gỡ nguyên trần ra.hách

Đối với trần thạch cao xương nổi

Thanh chính là thanh chịu lực treo trên trần bằng các cụm ty treo hoặc tăng đơ. Còn thanh phụ được liên kết với thanh chính và tiếp xúc trực tiếp với tấm trần. Riêng thanh viền được liên kết giữa tường hoặc vách với thanh chính và thanh phụ.

Các tấm trần sẽ được liên kết với các thanh chính, phụ và thanh viền tường phủ hệ khung xương tạo thành bề mặt trần vững chắc. Đi kèm với các tấm trần là phụ kiện dùng để liên kết các thanh và tấm trần, ưu điểm của trần nổi là nếu cần sửa chữa, bạn có thể tháo rời hoặc thay tấm hỏng.

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Ứng dụng của thạch cao trong cuộc sống




Thạch cao hiện nay được ứng dụng khá nhiều trong xây dựng và trang trí nội thất.Bên cạnh độ bền của thạch cao đã rõ, trong ứng dụng để làm hệ tường, nhất là hệ tường thạch cao chịu va đập thường tổ chức bộ khung xương bằng thép mạ kẽm, ốp bên ngoài 2 mặt bằng tấm thạch cao Gyproc chuyên dụng chịu va đập dày 13mm và bắt vít những tấm này vào khung thép; ở giữa hai bề mặt của vách, đặt lớp bông khoáng dày 50mm. 

Hệ tường thạch cao chịu va đập này thường được ứng dụng làm vách ngăn trong các khu vực công cộng như chung cư, cao ốc, trường học, bệnh viện… những nơi cần chịu sự va đập cao và treo được các vật nặng


Với các hệ thống tấm thạch cao ốp tường thì giải pháp kỹ thuật để hoàn thiện bề mặt tường gạch, tường bê tông hay tường xi măng cát; thay vì phải tô vữa xi măng cát, cách đơn giản và hiệu quả nhất bằng cách ốp tấm thạch cao trực tiếp lên bề mặt để hoàn thiện bằng bột keo dán. Hoặc gắn khung thép vào tường thô, từ đó ốp tấm thạch cao vào và bắt vít. Tất nhiên, dù bằng giải pháp nào cũng sử dụng băng giấy dán xử lý mối nối, rồi sau đó dùng bột chuyên dụng pha nước trát phẳng bề mặt tường, vách.



Với độ bền của tấm thạch cao như vậy, do đó khi thi công cần lưu ý một số điều bởi ngoài yếu tố che chắn, bảo vệ không gian có tính thẩm mỹ này việc chọn vật liệu rất quan trọng. Thạch cao phải là sản phẩm có thương hiệu, không nên dùng các loại thạch cao không rõ xuất xứ trên thị trường vì dễ bị nứt, đổ sập… Ngay cả, khung thép mạ kẽm, bột trát, giấy dán xử lý mối nối… cũng phải là sản phẩm đồng bộ cùng thương hiệu hoặc thương hiệu có tên tuổi. Thêm nữa, cần có giám sát thi công để thợ  thi công làm đúng chuẩn mực, quy tắc. Có vậy, độ bền của tấm thạch cao mới thể hiện đúng bản chất của nó một cách vững vàng trong các công trình.


Giải pháp sử dụng tấm thạch cao trong xây dựng vừa nhẹ cho nền móng, đà dầm công trình, giảm chi phí; vừa mang lại hiệu quả thiết thực như chống cháy, cách âm, cách nhiệt, giảm tiêu thụ điện năng làm mát các không gian nhà ở, phòng ốc trong các công trình dân dụng cũng như công cộng. Bên cạnh đó, khi ứng dụng tấm thạch cao còn mang lại yếu tố thẫm mỹ cao, thích nghi được mọi kiểu cách mà thiết kế kiến trúc thể hiện; chẳng hạn, uốn cong, cắt xén dễ dàng, cấu tạo được trần nổi-trần chìm, trần giật cấp… và luôn tạo được bề mặt nhẵn mịn, không dợn sóng; còn có thể ốp gạch, dán giấy hay sơn… thoải mái lên bề mặt trang trí.



Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

Thiết kế kết hợp giữa trần chìm và trần nổi



Trong xây dựng và trang trí nội thất ngày nay người ta quan tâm đến tính xu hướng của các thiết kế . Bên cạnh xu hướng về sản phẩm, vật liệu thạch cao liên tục được nói tới trong thời gian qua (vật liệu mới thân thiện với môi trường), hiện nay người ta còn quan tâm tới tính xu hướng trong phong cách thiết kế, đặc biệt thể hiện qua việc kết hợp trần chìm và trần nổi. Bài viết này sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này

Để dễ dàng trong quá trình thi công và chia ô trần chính xác, trần chìm thường được ưu tiên thi công trước, sau đó liên kết với trần nổi. Tuy nhiên, để thi công hoàn thiện trần chìm và nổi kết hợp chúng ta cũng cần lưu ý đến những yếu tố kĩ thuật. Trong quá trình thi công này, chúng ta hay mắc một vài sai lầm mà ít ai chú ý tới, đặc biệt là lúc thi công phần trần nổi.
Trần thạch cao nổi

 + Khó khăn trong việc thi công trần nổi với tấm sợi khoáng có gờ, phần còn lại không chẳn tấm dẫn đến việc phải cắt tấm và việc tạo gờ lại cho tấm thật không dễ dàng với điện tích lớn.
+ Thông thường thợ khi thi công hay dồn về một bên dẫn đến việc ô trần ở hai cạnh chiều dài và hai cạnh chiều rộng của căn phòng không đều nhau
+ Nếu có chia đều thì đôi khi xảy ra trường hợp phần còn lại của ô trần hai bên còn nhỏ nhìn không đẹp và tỷ lệ tấm thả thường bị hao hụt rất nhiều (ví dụ ô ở hai bên là 350mm hoặc 450mm…)
+ Thay đổi cao độ trần do yêu cầu của thiết kế (phải thi công mặt dựng bằng trần nổi)

Đây chính là những nguyên nhân dẫn đến việc thi công hệ thống trần nổi sau khi hoàn thiện không đạt yêu cầu về mỹ thuật và khó khăn hơn trong việc phân chia đèn chiếu sáng trên trần. Để khắc phục điều này các KTS thường có giải pháp thiết kế là kết hợp giữa trần chìm và trần nổi trên cùng một mặt bằng, vừa giải quyết được những khuyết điểm nói trên vừa tăng được tính thẩm mỹ của hệ thống trần và cũng tiết kiệm được vật tư một cách đáng kể.

Phối cảnh trần kết hợp

Thông thường các giải pháp thiết kế này như sau:
- Kết hợp trần chìm từ tường ra để phân chia ô trần nổi phía trong được chẳn tấm(quy cách thông thường của trần nổi là 610x610mm).
- Thay đổi cao độ của trần (ví dụ trần chìm là trần hạ và trần nổi là trần thượng hoặc ngược lại).


Nhắc đến thị trường vật liệu xây dựng trong thiết kế nội thất có lẽ thạch cao là một trong những vật liệu có bước phát triển vượt bậc nhất. Tuy mới được phổ biến trong những năm gần đây nhưng lại là loại vật liệu luôn được ưa chuộng. Trong thiết kế và thi công trần thạch cao, có hai hệ trần tiêu biểu là hệ trần nổi (trần thả) và hệ trần chìm (trần giả đúc). Với các ưu điểm như linh hoạt, có thể cắt ghép, uốn cong theo nhiều hình dạng khác nhau, kết hợp với nhiều loại đèn trang trí tạo không gian sang trọng, tinh tế trần chìm thường được sử dụng tại những mảng không gian quan trọng nhằm tạo nên điểm nhấn riêng biệt. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng trần chìm có một số khuyết điểm là không thể sửa chữa dễ dàng ,chi phí cao nếu trần bị hỏng hoặc ố màu.Tuy  nhiên với trần nổi, bạn có thể dễ dàng tháo rời hoặc thay từng tấm khi cần sửa chữa và chi phí cho việc này cũng thấp hơn so với sửa chữa trần chìm. Bạn cũng biết rằng về tính thẩm mỹ của trần nổi sẽ hạn chế hơn trần chìm. Vì vậy, kết hợp giữa trần chìm và trần nổi luôn tạo nên sự mới lạ và phá cách cho căn phòng\

Để trần thạch cao được bền và đẹp lâu, bạn cần lưu ý các yếu tố sau:

- Thứ nhất, trần thạch cao là loại trần không chịu nước trực tiếp. Trước khi thi công  trần, bạn phải kiểm tra kỹ mái tôn hoặc mái ngói. Tuyệt đối không được để lỗ rò(lỗ đinh hoặc lỗ vít bắn mái tôn)trên mái làm trần bị thấm nước. Cần lưu ý nước có thể bị tạt vào khe hở (với mái ngói), hoặc hệ thống thoát nước bị nghẹt hay không thoát nước kịp sẽ gây ngập nước và làm hư hỏng trần thạch cao khi mưa to gió lớn.


- Trần thạch cao dùng lâu ngày có thể xuất hiện các vết nứt trên trần, đặc biệt ở những vị trí mối nối giữa hai tấm (nếu việc xử lý mối nối không đúng kỹ thuật). Hiện tượng này thường xảy ra với trần chìm ,những vết nứt sẽ lớn dần và gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà. Do đó khi đến phần xử lý mối nối để chuẩn bị sơn hoàn thiện bạn nên chọn đúng loại bột chuyên dụng để sử dụng cho công đoạn này,nếu không trong thời gian rất ngắn bạn lại phải tốn thêm chi phí rất lớn cho việc khắc phục các vết nứt xuất hiện trên trần.


- Chính nguyên nhân nói trên khiến trần thạch cao sẽ nhanh bị ố vàng nhìn rất xấu. Để khắc phục các vết ố, bạn phải thay tấm bị ướt hỏng,ố sau đó trét mastic và sơn hoàn thiện vị trí hư hỏng. Tuy nhiên, màu sơn mới rất khó đồng màu với trần nhà cũ (bạn có thể trang trí bằng một số hình ảnh lên vị trí vừa sơn lại để có thể che đi các khiếm khuyết như trên…) Nếu chọn lựa đúng chủng loại vật tư,thi công đúng kỹ thuật, phần mái nhà không bị dột, bạn có thể yên tâm sống trong ngôi nhà có trần thạch cao đẹp và bền khoảng 10 năm.

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Các cách đơn giải để thiết kế phòng karaoke


Với sự phát triển của  kinh tế xã hội,nhu cầu giải trí của con người đòi hỏi ngày càng cao .Trong đó nhu cầu ca hát là một trong những nhu cầu khá quan trọng.Vậy thiết kế  phòng karaoke thế nào cho hiệu quả,thu hút khách là một vấn đề không hề đơn giản.
Thiết kế đơn giản không có nghĩa là sơ sài. Căn phòng được thiết kế cách âm, tiêu âm theo đúng tiêu chuẩn của một phòng karaoke hiện đại. Hệ thống âm thanh hiện đại được đặt ấn dưới những ô vuông của khung tranh. Hệ thống đèn chiếu sáng cũng được thiết kế  đều khắp phòng, dễ dàng điều chỉnh theo cảm xúc của “ca sĩ” và giai điệu bài hát.
                

 Vậy để có một phòng hát karaoke đơn giản mà vẫn đẹp cần có nhiều yếu tố như:


-Bạn sẽ sử dụng dàn âm thanh kiểu cách hay đơn thuần chỉ là chát lượng âm thanh tốt?...

-Bạn thích 1 không gian như thế nào ?
-Xác định sở thích cho phòng karaoke:
-Bạn thích kiểu nội thất karaoke như thế nào?
-Nếu là ở mức bình dân thì màu sắc và chất liệu của chúng ra sao?

Tất cả những câu hỏi trên  đều mang tính cá nhân, nhưng khi bạn trả lời được những câu hỏi đó túc là bạn đã hình thành lên ý tưởng xây dựng 1 công trình karaoke tương lai của mình rồi đó.

- Quy cách sử dụng vật liệu
- Hiểu về cách âm và trang trí phòng karaoke .

Hiện tại đang có rất nhiều chất liệu được sử dụng cho phòng karaoke như sau:

+ Cách âm: Vật liệu phổ biến hiện nay như, Khung xương, bông thủy tinh, cao su lưu hóa, rockwool tỷ trọng cao, xốp PE, giấy bạc, túi khí, gỗ MDF, thạch cao, Polycell.... Phương pháp sử dụng áp dụng riêng cho từng công trình cụ thể.
+ Trang trí: Thạch cao, Sơn màu, Giấy dán tường, Sơn sần, Mika, Da nỉ, Gỗ MDF kết hợp, Gỗ, Nhung, Da nỉ, Gương kính nghệ thuật, phù điêu compusite, Mika, inoc, Sắt nghệ thuật, MDF CNC, kết hợp đường nét phào chỉ... Mỗi một yếu tố nhỏ sẽ hình thành một không gian lớn được thực hiện dựa trên chuyên môn và sự sáng tao.

Ngôn ngữ phòng karaoke đẹp – cần biết nội dung muốn chuyền tải thông tin đến khách hàng. Ví dụ: Một không gian phòng karaoke gia đình mang phong cách thiết kế cổ điển, sẽ tạo cho người hát cảm giác sang trọng, ấn tượng, muốn đưa bạn đến một thế giới thu nhỏ khác như những kỳ quan hay nhân vật nổi tiếng. Trong ngôn ngữ phòng karaoke còn nhiều yếu tố về tạo hình, cách hình khối được cấu tạo dự trên cảm nhận về thời đại cũng như chi phí hay yêu cầu của khách hàng.
Kỹ thuật xử lý phòng karaoke, tuy chỉ là thiết kế phòng karaoke đơn giản nhưng nó vẫn phải đảm bảo được các yếu tố:  cách âm, tiêu âm, xử lý thông hút, kỹ thuật điện, trang trí và hiệu ứng ánh sáng …