Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Công nghệ chống thấm hiệu quả cho mùa mưa

Việc phòng chống mưa bão cho các căn hộ luôn là ưu tiên hàng đầu của cả gia chủ lẫn nhà thầu nhằm kéo dài chất lượng, tuổi thọ của công trình theo thời gian. Theo nhu cầu này, thị trường vật liệu chống thấm luôn sôi nổi, từ các loại sơn chống thấm, tấm thạch cao chống ẩm đến những hỗn hợp chống thấm tự nhiên. Với hơn 100 loại sản phẩm khác nhau, hãy cùng tham khảo những công nghệ chống thấm hiệu quả nhất, bảo vệ nhà bạn trước những mùa mưa bão.
tấm thạch cao chống ẩm


Sơn chống thấm với giá thành thấp được khá nhiều người ưa chuộng, tuy nhiên chính tấm thạch cao chống ẩm lại được cho là giải pháp

1. Đa dạng về sản phẩm

Giải pháp chống thấm được xem là đơn giản nhất từ người tiêu dùng hiện nay là dùng sơn chống thấm cho bề mặt trong lẫn ngoài công trình. Bên cạnh sơn, ngoài thị trường còn có khá nhiều loại hoá chất chống thấm tại gia như Radcon7, Indoseal, Waterstop, Sika, Basf, Kova, Latex, Plastic, Acrylic...có giá từ 40.000 – 400.000/lít. Những loại hoá chất này có công dụng chống thấm cho sàn, sân thượng, trần nhà và tường bằng cách trộn hoá chất vào vữa và bêtông.

Với những phương pháp mang tính dài hạn hơn, các nhà thầu thường sẽ sử dụng các tấm thạch cao chống ẩm vì công dụng kép của nó – vừa bảo đảm tính thẩm mỹ trong nhà vừa chống thấm từ bên ngoài vào tường. Những sản phẩm như tấm trần thạch cao Gyproc, tấm Boral đặc biệt có nhiều chức năng hơn cho khách hàng như cản nhiệt, cách âm và dễ xử lý trong quá trình thi công.
  

2. Dùng sao cho hiệu quả

Dù có khá nhiều loại vật liệu chống thấm, mỗi hạng mục công trình, mỗi nguyên nhân gây thấm sẽ có những vật liệu và cách thi công khác nhau, nếu chọn không phù hợp sẽ không đạt được hiệu quả cao nhất cho ngôi nhà bạn về mặt lâu dài.

tấm trần thạch cao gyproc

Dù chưa được biết đến rộng rãi, song tấm trần thạch cao Gyproc và Boral đã chứng minh được khả năng chống ẩm của nó trong thực tế tại các trung tâm thương mại khắp cả nước

Nếu thực hiện việc chống thấm ngay từ đầu, chi phí dánh cho cả quá trình này chỉ sẽ chiếm khoảng 2-3% trên tổng trị giá công trình; nhưng nếu công trình đã bị thấm sau khi hoàn thiện, chi phí khắc phục hậu quả sẽ cao gấp nhiều lần chi phí chuẩn bị ngay tư đầu. Ngoài ra, nếu muốn chống thấm hiệu quả hơn, bạn cần xác định rõ thấm do nguyên nhân nào, sau đó mới chọn vật liệu chống thấm và cách thi công phù hợp nhất mới có thể đảm bảo tính năng chống thấm của sản phẩm.

Ngoài các loại hoá chất làm giảm tính thẩm thấu của các bê-tông, những sản phẩm như tấm thạch cao chống ẩm của Boral, tấm trần thạch cao Gyproc cũng cần được đưa vào thiết kế sớm để nhà thầu có thể lên kế hoạch lắp đặt chúng sớm nhất trong quá trình xây dựng. Việc lắp đặt những tấm này khá nhanh chóng nhưng đòi hỏi độ kĩ thuật và chính xác khá cao, vì vậy bạn cần lập kế hoạch sớm để giúp các đội xây dựng có thời gian thực hiện kĩ càng hơn, bảo đảm tính năng tuyệt đối cho ngôi nhà của bạn.